Các hoạt động xây dựng Neferirkare_Kakai

Phức hợp Kim tự tháp

Kim tự tháp

Kim tự tháp Neferirkare Kakai.

Kim tự tháp của Neferirkare Kakai, được người Ai Cập cổ đại biết đến với tên gọi Ba-Neferirkare và được dịch theo nhiều cách khác nhau như "Neferirkare là một Ba"[129] hoặc "Neferirkare lựa chọn hình dáng",[5] nằm tại khu nghĩa trang hoàng gia của Abusir.[130] Nó là kim tự tháp lớn nhất được xây dựng dưới thời vương triều thứ Năm, quy mô của nó gần ngang bằng với Kim tự tháp của Menkaure.[5]

Quá trình xây dựng kim tự tháp này gồm ba giai đoạn:[131] được xây dựng đầu tiên là sáu bậc bằng đá vụn[28], các đoạn tường bao của chúng được chế tác từ loại đá vôi khai thác tại địa phương[132], điều này cho thấy rằng công trình trên ban đầu được lên kế hoạch là một kim tự tháp bậc thang,[133][134] đây là một thiết kế khác thường vào thời điểm đó bởi vì nó đã không được sử dụng từ thời kỳ vương triều thứ 3, khoảng 120 năm trước.[28] Tại thời điểm này, nếu kim tự tháp trên được hoàn thiện thì nó sẽ đạt tới độ cao là 52 m (171 ft).[28]Kế hoạch này sau đó đã được thay đổi bởi một giai đoạn xây dựng thứ hai bằng việc bổ sung để lấp đầy khoảng giữa các bậc nhằm biến đổi công trình trên thành một kim tự tháp thực sự.[134] Vào giai đoạn cuối cùng, các công nhân đã mở rộng kim tự tháp hơn nữa, bổ sung thêm một vòng tường cùng lớp vỏ nhẵn bằng đá granite đỏ.[134] Công trình này chưa bao giờ được hoàn thiện,[133] kể cả sau khi quá trình xây dựng được Nyuserre tiếp tục.[135]Với chiều dài mỗi cạnh đáy là 108 m (354 ft)[136] kim tự tháp này sẽ đạt tới chiều cao là 72 m (236 ft) một khi nó được hoàn thành.[28] Ngày nay nó chỉ là một đống đổ nát do tình trạng trộm cắp đá lan tràn.[137] Lối vào phần cấu trúc ngầm của kim tự tháp nằm ở cạnh phía bắc của nó. Tại đó, một hành lang đi xuống cùng với một mái tam giác được tạo nên từ các dầm bằng đá vôi dẫn vào phòng chôn cất chính. Không còn mảnh quách vỡ nào của nhà vua được tìm thấy tại đây.[134]

Kim tự tháp của Neferirkare được bao quanh bởi các ngôi mộ và những kim tự tháp nhỏ hơn mà dường như tạo thành một cụm kiến trúc, khu nghĩa trang của gia đình ông.[28] Quần thể này theo như dự định là có thể tiếp cận được từ sông Nile thông qua một con đường đắp và ngôi đền thung lũng gần với con sông. Vào thời điểm Neferirkare qua đời, chỉ có phần móng của cả hai công trình này là mới được đặt và sau này Nyuserre đã đổi hướng con đường đắp đang còn dang dở trên tới kim tự tháp của ông ta.[134]

Ngôi đền tang lễ

Ngôi đền tang lễ còn lâu mới được hoàn thành vào thời điểm Neferirkare qua đời nhưng nó đã được hoàn thành sau này bởi những người con trai của ông là Neferefre và Nyuserre Ini bằng việc sử dụng gạch bùn và gỗ thay vì bằng đá.[138] Một hố chôn giấu các cuộn giấy cói hành chính quan trọng, được biết đến với tên gọi các cuộn giấy cói Abusir, đã được phát hiện tại đây bởi những người khai quật bất hợp pháp vào năm 1893 và sau này là bởi Borchardt vào năm 1903.[139] Các cuộn giấy cói khác cũng đã được phát hiện vào thập niên 70 thông qua một cuộc khai quật của Viện Ai Cập học thuộc Đại học Prague.[86] Sự tồn tại của hố chôn giấu này là do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt trong giai đoạn giữa của vương triều thứ Năm.[140] Bởi vì cả Neferirkare và người kế vị của ông là Neferefre đều đã qua đời trước khi phức hợp kim tự tháp của họ được hoàn thiện, cho nên Nyuserre đã thay đổi bố cục kiến trúc của chúng, ông ta đã đổi hướng con đường đắp dẫn tới kim tự tháp của Neferirkare tới kim tự tháp của mình. Điều này có nghĩa rằng các khu phức hợp tang lễ của Neferefre và Neferirkare đã có phần trở nên tách biệt ở trên cao nguyên Abusir, do đó các tư tế của họ đã phải sống trong những ngôi nhà tạm ngay bên cạnh các căn phòng của ngôi đền,[141] và họ đã cất giữ những ghi chép hành chính ngay tại đó.[140] Trái ngược với điều này, những ghi chép của các ngôi đền khác đã được cất giữ trong những thị trấn kim tự tháp nằm gần với kim tự tháp của Sahure hoặc Nyuserre, ngày nay chúng nằm dưới mực nước ngầm do đó tất cả những cuộn giấy cói này đã biến mất từ lâu.[142]

Các cuộn giấy cói Abusir ghi lại một số chi tiết liên quan đến ngôi đền tang lễ của Neferirkare. Nhà nguyện trung tâm của nó có một hốc tường cùng với 5 bức tượng của nhà vua. Bức tượng nằm ở trung tâm được miêu tả trong các cuộn giấy cói này như là một sự hiện thân của nhà vua cho thần Osiris, trong khi bức tượng đầu và cuối miêu tả ông như là vua của Thượng và Hạ Ai Cập một cách riêng biệt.[143][144] Ngôi đền này còn bao gồm những phòng kho để chứa lễ vật, tại đó cất giữ nhiều chiếc bình bằng đá mà ngày nay đã bị vỡ.[145] Sau cùng các cuộn giấy cói trên cho biết rằng có 4 chiếc thuyền nằm trong khu phức hợp tang lễ này, hai chiếc được chôn ở phía bắc và phía nam của kim tự tháp, một cái trong số đó đã được Verner phát hiện.[146]Trong thời kỳ Hậu nguyên của Ai Cập (664—332 TCN) ngôi đền tang lễ của Neferirkare đã được sử dụng như là một nghĩa trang thứ hai. Một tấm bia mộ được tạc từ đá calcite màu vàng, mà được Borchardt phát hiện, có mang một dòng chữ bằng tiếng Aram đọc là "Thuộc về Nesneu, con trai của Tapakhnum".[147] Một dòng chữ khác[148] bằng tiếng Aram được tìm thấy trên một khối đá vôi và có niên đại thuộc về thế kỷ thứ 5 TCN đọc là "Mannukinaan con trai của Sewa".[149]

Ngôi đền mặt trời

Theo các nguồn cổ đại, Neferirkare đã xây dựng một ngôi đền mặt trời dành cho thần Ra, nó vẫn chưa được xác định thông qua khảo cổ học.[5] Ngôi đền này được gọi là Setibre,[note 9] có nghĩa là "Vị trí của trái tim Ra",[5] và theo các nguồn đương thời thì nó là ngôi đền mặt trời lớn nhất được xây dựng dưới thời vương triều thứ Năm.[4] Có khả năng rằng ngôi đền này chỉ được xây bằng gạch bùn cùng với một kế hoạch hoàn thiện bằng đá mà đã không thể bắt đầu vào thời điểm Neferirkare qua đời. Trong hoàn cảnh này, nó sẽ nhanh chóng trở thành một đống đổ nát mà sẽ rất khó để cho các nhà khảo cổ học xác định được vị trí của nó.[151] Mặt khác, nhà Ai Cập học Rainer Stadelmann đề xuất rằng ngôi đền Setibre cũng như ngôi đền mặt trời của Sahure và Userkaf đều là một và cũng chính là công trình mà được quy cho là thuộc về Userkaf ở Abusir.[152]

Trong tất cả các ngôi đền mặt trời được xây dựng dưới thời vương triều thứ Năm, ngôi đền Setibre là ngôi đền được nhắc tới nhiều nhất trong các nguồn cổ đại. Nhờ vào điều này, một số chi tiết về bố cục của nó đã được biết đến: nó có một cột tháp trung tâm lớn, một bệ thờ và các phòng kho, một phòng thuyền được niêm phong có chứa hai chiếc thuyền[146] và một "lễ đường của 'lễ hội Sed'". Những lễ hội tôn giáo chắc chắn đã được tổ chức ở trong các ngôi đền mặt trời, như được chứng thực thông qua các cuộn giấy cói Abusir. Trong trường hợp của ngôi đền Setibre, lễ hội "Đêm tối của Ra"[note 10] được nói một cách rõ ràng là đã được tổ chức tại đây.[154] Đây là một lễ hội có liên quan tới chuyến hành trình của thần Ra trong đêm tối và kết nối với ý tưởng của sự hồi phục và tái sinh mà vốn là trung tâm của các ngôi đền mặt trời.[153]

Ngôi đền này đóng một vai trò quan trọng trong việc phân bổ những lễ vật thực phẩm mà được mang đến ngôi đền tang lễ của nhà vua mỗi ngày từ nơi đó.[155][156][157]Chuyến hành trình này được thực hiện bằng thuyền, điều này ngụ ý rằng ngôi đền Setibre không nằm gần kề với kim tự tháp của Neferirkare. Điều này cũng còn nhấn mạnh địa vị phụ thuộc của nhà vua cùng với sự kính trọng đối với thần Ra, bởi vì các lễ vật đã được chuẩn bị cho vị thần mặt trời và sau đó là cho vị vua đã khuất.[155]

Ngôi đền mặt trời của Userkaf

Dựa trên một nghiên cứu về sự phát triển của từ hạn định tượng hình dành cho "ngôi đền mặt trời", nhà Ai Cập học Werner Kaiser đề xuất rằng Neferirkare đã hoàn thành ngôi đền mặt trời của Userkaf— được biết đến vào thời Ai Cập cổ đại với tên gọi là Nekhenre[note 11]—trong khoảng thời gian xung quanh lần kiểm kê gia súc thứ 5 dưới triều đại của ông.[159][160] Quan điểm này được chia sẻ bởi các nhà Ai Cập học và khảo cổ học như Ogden Goelet, Mark LehnerHerbert Ricke.[161][158][162] Trong giả thuyết này, Neferirkare sẽ cung cấp cho ngôi đền Nekhenre cây cột tháp đồ sộ bằng đá vôi và đá granite đỏ của nó.[163] Verner và nhà Ai Cập học Paule Posener-Kriéger đã chỉ ra hai điều khó khăn liên quan tới giả thuyết này. Đầu tiên, nó sẽ ngụ ý một thời kỳ gián đoạn lâu dài giữa hai giai đoạn trong quá trình xây dựng ngôi đền của Userkaf: gần 25 năm giữa việc xây dựng ngôi đền và cây cột tháp của nó. Thứ hai, họ quan sát thấy rằng cả kim tự tháp và ngôi đền mặt trời của Neferirkare đều chưa hoàn thành vào thời điểm ông qua đời, nó làm dấy lên câu hỏi là tại sao vị vua này lại phải dành sự nỗ lực đặc biệt cho một công trình của Userkaf trong khi công trình của ông vẫn còn nhiều việc quan trọng phải làm để có thể được hoàn thiện.[164][165] Thay vào đó, Verner đề xuất rằng Sahure mới là người đã hoàn thành ngôi đền Nekhenre.[166]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Neferirkare_Kakai http://egyptologie.ff.cuni.cz/pdf/AS%202000_mensi.... http://egyptologie.ff.cuni.cz/pdf/Forgotten%20Phar... http://digi.ub.uni-heidelberg.de/diglit/borchardt1... http://digi.ub.uni-heidelberg.de/diglit/borchardt1... http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k55548k.pdf http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5701445z http://www.ifao.egnet.net/bifao/012/09/ http://www.ifao.egnet.net/bifao/085/24/ http://www.aeraweb.org/wp-content/uploads/2015/01/... http://www.archaeogate.org/egittologia/article/657...